- Đường dây nóng (02556) 292929
- Email [email protected]
- Địa chỉ Số 6 đường Thiên Phát, Phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi
Thiết kế cảnh quan là gì? Nguyên lý và tầm quan trọng của thiết kế cảnh quan
Thiết kế cảnh quan nhằm mang đến không gian mở, tiện nghi và hiện đại cho các công trình. Để tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này cũng như tham khảo các mẫu thiết kế được ưa chuộng nhất hiện nay, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
1. Thiết kế cảnh quan là gì?
Thiết kế cảnh quan được hiểu là sự sáng tạo, xây dựng không gian mở còn trống của một công trình. Cách thức sáng tạo thường được áp dụng đó là sắp xếp, bố trí hoặc đưa ra phương án lắp đặt vật liệu, vật dụng, hình khối… Từ đó nhằm mang đến cho không gian sự hài hòa, đẹp mắt.
Thực tế, thiết kế cảnh quan đã xuất hiện trên thế giới từ rất nhiều năm trước đó. Cụ thể là có nguồn gốc từ nghề chăm sóc cây cảnh trong cung điện của Pháp vào thế kỷ XVII. Sau đó, lan rộng ra các nước châu Âu, gắn liền với các công trình liên quan đến Tôn giáo và cung điện. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thuật ngữ này còn khá mới mẻ. Theo đó, thiết kế cảnh quan gồm một số hạng mục chính như: thiết kế ánh sáng, thi công sân vườn, trồng cây xanh sân vườn, tạo tiểu cảnh sân vườn, xây dựng ngoại thất…
2. Nguyên lý khi thiết kế cảnh quan
Thiết kế cảnh quan đẹp đòi hỏi người thực hiện phải tuân theo một số nguyên lý, nguyên tắc nhất định.
– Tính thống nhất
Tính thống nhất chính là sự lặp đi lặp lại có trật tự và nhất quán của tổng hòa các yếu tố. Các yếu tố nhắc đến ở đây gồm: chủng loại, kết cấu, kích thước, chiều cao, màu sắc của cây hay các nhóm thực vật, đá hoặc các vật dụng trang trí trong thiết kế thi công sân vườn. Đảm bảo tính thống nhất trong thiết kế kiến trúc cảnh quan sẽ giúp tạo ra phong cách và chủ đề nhất định, từ đó tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan.
– Tính đơn giản
Tính đơn giản nhằm làm nổi bật chủ đề của thiết kế cảnh quan sân vườn. Đồng thời, khi tinh giản các vật liệu trang trí sẽ giúp người xem tập trung hơn vào những điểm quan trọng của cảnh quan.
– Chuyển tiếp tự nhiên
Nguyên tắc chuyển tiếp tự nhiên được áp dụng để tránh sự thay đổi quá nhanh và đột ngột giữa các không gian trong sân vườn. Chính vì vậy, khi thiết kế cảnh quan đẹp sân vườn, người thiết kế cần đảm bảo các không gian luôn có sự liên kết và hài hòa theo chuỗi thống nhất.
– Tính cân đối
Tính cân đối được xem xét ở khía cạnh các yếu tố của cảnh quan liên quan với nhau như thế nào. Tùy vào từng chủng loại hay màu sắc mà người thiết kế sắp xếp, bố trí chúng theo các vị trí cân đối, đảm bảo sự kết nối với nhau. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tiến hành để bố trí một cách hợp lý, tránh sự rời rạc, không cân đối khiến cho không gian trở nên rối mắt.
– Tỷ lệ kích thước
Lúc bắt đầu thiết kế cảnh quan, yếu tố được quan tâm nữa đó là kết cấu, tỷ lệ kích thước của các vật được dùng trong cảnh quan. Bởi, tất cả những thứ trên bản thiết kế đều được xác định dựa trên sự tương quanh kích thước với vật thật. Do đó, để cảnh quan ngoài thực tế được cân đối, hài hòa đòi hỏi người thiết kế cần chú ý về tỉ lệ thiết kế.
– Tính chuyển động và góc nhìn
Tính chuyển động và góc nhìn tác động đến sự cảm nhận của mỗi người khi chiêm ngưỡng thiết kế cảnh quan. Vì vậy, hãy đảm bảo sao cho cách nhìn và cách bố trí không gian tạo dòng chảy cho cảnh quan sân vườn một cách phù hợp, đem lại sự cảm nhận về phong cách thiết kế của khu vườn, đó là sự trẻ trung, phóng khoáng hay đơn giản.
3. Tại sao kiến trúc cảnh quan lại quan trọng?
Thiết kế cảnh quan không đơn thuần là biến khoảng sân trở nên xinh đẹp hơn. Thực chất, tầm quan trọng của thiết kế cảnh quan không chỉ nằm ở khía cạnh cải thiện thẩm mỹ. Mà còn hơn thế nữa…
– Giảm thiểu ô nhiễm không khí
Kiến trúc cảnh quan có nhiều cây xanh góp phần cải thiện chất lượng không khí xung quanh khu vực bạn sinh sống, làm việc. Những tán lá xanh mướt thanh lọc chất ô nhiễm, hóa chất độc hại mà không cần sử dụng điện hay máy móc. Càng nhiều cây xanh càng giảm thiểu sự ô nhiễm không khí.
– Ngăn chặn lũ lụt và xói mòn
Xói mòn không chừa bất cứ đâu, cho dù là sân vườn trong nhà, cảnh quan resort, công viên,…Và tương tự lũ lụt cũng thế. Nếu không có một kế hoạch, dự án cảnh quan vững chắc, khoảng sân mà bạn tâm huyết có thể ngập trong bùn lầy. Cây cối thậm chí bị bật ra, gây nguy hiểm cho mọi người. Vì vậy, thiết kế cảnh quan giúp ngăn chặn những mối nguy này.
– Duy trì hệ sinh thái, bảo tồn thiên nhiên
Cảnh quan không chỉ là nơi để con người chúng ta tận hưởng cuộc sống lý tưởng. Mà hơn hết, đây còn là nơi mọi sinh vật trú ngụ và phát triển. Không gian cảnh quan cung cấp một môi trường sống tự nhiên, không sâu bệnh. Chỉ khi cây cối, vi sinh vật sinh trưởng mạnh mẽ, tuổi thọ cảnh quan mới kéo dài. Và người trực tiếp hưởng lợi dĩ nhiên là con người.
– Cung cấp dịch vụ giải trí ngoài trời
Phong cảnh là phương tiện giải trí ngoài trời tuyệt vời. Thưởng thức phong cảnh, hít thở bầu không khí trong lành là cách mà bạn có thể nâng cao cuộc sống. Ngoài ra, những dịch vụ khác như khi vui chơi cho trẻ, sân tập thể dục, hay tiệc nướng BBQ ngoài trời,…đều là những tiện ích mà thiết kế cảnh quan có thể mang lại.
– Giảm tác động đến môi trường
Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây xanh và hoa trong sân vườn, không ít người cần đến phân bón. Nhưng hầu hết các loại phân bón bán trên thị trường đều được làm từ các chất hóa học gây hại cho môi trường. Ví dụ khi có mưa, phân bón còn sót lại thấm vào đất, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, gây nguy hiểm cho động thực vật bản địa. Cũng gián tiếp tác động đến sức khỏe người dân. Kiến trúc cảnh quan luôn tính toán đến tính bền vững cho mọi dự án.
– Tăng cường tinh thần và sức khỏe
Thiết kế cảnh quan luôn chú trọng đến quyền lợi của người sử dụng. Bên cạnh cung cấp cái đẹp, giúp người thưởng thức mãn nhãn, cảnh quan còn góp phần tạo tâm hồn thư thái, sức khỏe tinh thần được cải thiện rõ rệt. Vì thế mà càng ngày càng nhiều người khuyến khích phủ “xanh” không gian sinh hoạt, học tập và vui chơi, làm việc.
Kiến trúc sư cảnh quan còn có thể điều hành dự án về quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch không gian, quy hoạch đất đai, quy hoạch và thiết kế hệ sinh thái, quy hoạch và thiết kế nhà ở, phân tích xã hội và thiết kế đô thị…